Chúng ta có thể học ngoại ngữ như cách học tiếng mẹ đẻ hay không?

Trang chủ»Tạp chí »Chúng ta có thể học ngoại ngữ như cách học tiếng mẹ đẻ hay không?

Chúng ta có thể học ngoại ngữ như cách học tiếng mẹ đẻ hay không?

Robert William McCaul – người được giải thưởng blog Dạy học tiếng Anh đã xem xét các ý tưởng có sức ảnh hưởng của nhà ngôn ngữ học Stephen Krashen và đưa ra một số kết quả nghiên cứu với hi vọng có thể giúp ích cho việc dạy và học tại các trung tâm Anh ngữ cho trẻ em.

Nghiên cứu của Stephen Krashen về việc tiếp thu ngoại ngữ

Chắc hẳn không ít người trong chúng ta từng nghi ngờ về việc mình có thể nào học tốt ngoại ngữ hay không? Mặc dù những ngày còn bé chúng ta đã từng học rất tốt tiếng mẹ đẻ của mình như ngôn ngữ đầu tiên trong đời. Điều này đặt ra một câu hỏi thú vị là: người lớn có thể học ngôn ngữ thứ hai giống như cách họ học ngôn ngữ đầu tiên hay không?

Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về câu hỏi này, nhà ngôn ngữ học Stephen Krashen đã đưa ra một số khái niệm có tầm ảnh hưởng quan trọng đến việc tiếp thu ngôn ngữ thứ hai của người học.

Trong giả thuyết đầu vào của ông vào năm 1977 và được mở rộng thêm vào những năm sau đó, ông đã phân biệt giữa việc học (quá trình học ngữ pháp truyền thống có ý thức trong các lớp học) và sự tiếp thu (cơ bản là cách chúng ta tiếp thu ngôn ngữ đầu tiên khi còn nhỏ). Ông nói rằng: sai lầm của chúng ta là cố gắng dạy ngoại ngữ giống như cách chúng ta dạy các môn khoa học, lịch sử và toán học. Thay vào đó, ông tin rằng người học nên tiếp thu ngoại ngữ thứ hai giống như cách một đứa trẻ bắt đầu học tiếng mẹ đẻ của mình vậy.

Ông Krashen còn tổng hợp ý tưởng trong bộ tài liệu nổi tiếng về chủ đề: “Hướng dẫn học ngôn ngữ cho trẻ em” do BBC Horizon sản xuất năm 1983. Trong tài liệu này, ông nói rằng Sự tiếp thu được bắt nguồn từ ngữ cảnh. Nói cách khác, một đứa trẻ thành thạo ngôn ngữ đầu tiên hay một người học tiếng Anh đạt điểm 9.0 trong bài thi IELTS – lý do cho những sự thành công này là người học đã “tiếp thu hay hấp thụ” ngoại ngữ một cách tự nhiên thay vì ''học được''.

Thế nào là “comprehensible input”?

Người học cần được tiếp xúc với những “ngữ nhập dễ hiểu” (comprehensible input) – nghĩa là tiếp xúc với tài liệu nghe hoặc đọc tiếng Anh thú vị và dễ hiểu. Theo quan điểm của Krashen, chúng ta thụ đắc (tiếp thu/hấp thụ) ngôn ngữ khi chúng ta hiểu được thông điệp của chúng. Ông nhấn mạnh về ý nghĩa của sự tương tác trong việc học hơn là về mặt hình thức. Ví dụ như, khi ba mẹ nói chuyện với con cái, sự nhấn mạnh câu từ thể hiện ý nghĩa nhiều hơn là việc sử dụng đúng ngữ pháp. Nếu đứa trẻ nói, ‘'Daddy fish water”, phụ huynh có thể trả lời “Yes, you’re right, there’s a fish in the river” thay vì sửa lỗi ngữ pháp của con. 

Sự tiếp xúc với những ngôn ngữ đầu vào dễ hiểu (comprehensible input) luôn mang lại kết quả tích cực cho việc thụ đắc ngoại ngữ dù cho bạn đang ở bất kì độ tuổi nào. Nhưng Krashen cũng nhấn mạnh một điểm quan trọng là “Comprehensible input” cần phải phù hợp với trình độ của người học hoặc cao hơn một chút. Ông gọi tên lý thuyết này là ''i + 1''. Nhiều đọc giả đã đánh giá cao lý thuyết này. Các bạn có thể tìm đọc “i + 1” trên Internet để thấy rằng điều này cần thiết cho người học ngoại ngữ ở nhiều cấp độ khác nhau như: trình độ A2, B1, C2, IELTS hoặc trên khung tham chiếu ngôn ngữ châu Âu (CEFR).

Thời kỳ im lặng

Trẻ em không bắt đầu nói tiếng mẹ đẻ ngay lập tức, mà chúng sẽ có một khoảng im lặng vài giây trước khi bắt đầu bập bẹ những từ đầu tiên. Điều này là kết quả của việc trẻ đang hấp thụ ngôn ngữ, thậm chí ngay cả khi chúng đang im lặng. Ở người lớn, khi học tiếng Anh hay bất kì một ngoại ngữ mới nào, cũng cần khoảng thời gian im lặng này như trẻ nhỏ. 

Giáo viên cũng đừng sợ hãi khi các học viên của mình không tham gia vào các cuộc tranh luận trong lớp - có lẽ họ chỉ đơn giản là đang tiếp nhận ngôn ngữ. Hơn nữa, việc gây áp lực cho người học để kích thích họ nói trong khi họ chưa sẵn sàng sẽ dẫn đến lo lắng và áp lực, khiến việc học không đạt được hiệu quả tích cực.

Lo lắng là kẻ thù của những người học ngoại ngữ

Trong nghiên cứu của Krashen, nếu học viên cảm thấy căng thẳng hay gặp phải lo lắng thì tỉ lệ tiếp thu ngoại ngữ sẽ bị giảm sút. Có vẻ như trẻ em may mắn hơn người lớn ở điểm này vì môi trường sống và học tập của chúng ít khi bị căng thẳng như người lớn.

Đa phần nguyên nhân gây lo lắng ở người lớn khi học ngoại ngữ xuất phát từ lớp học gây ảnh hưởng lớn đến cách họ tiếp nhận và xử lý các “đầu vào dễ hiểu” (comprehensible input). Ngược lại, một bữa tiệc tại nhà với rất nhiều khách quốc tế là một nơi tuyệt vời để thực hành tiếng Anh hay một ngoại ngữ mới, vì mọi người đều thoải mái và có khoảng thời gian vui vẻ. Một môi trường như vậy cung cấp cho người học ngôn ngữ nhiều “comprehensible input” mà không có bất kì nỗi căng thẳng hay lo sợ nào. 

Bài học ở đây dành cho giáo viên ngoại ngữ là họ có thể tạo ra một môi trường tương tự bằng cách biến lớp học thành một bữa tiệc tại nhà - nơi mọi người cảm thấy thoải mái và thư giãn để giúp học viên cải thiện quá trình tiếp thu ngoại ngữ của mình.

Tiếp thu ngôn ngữ có ý thức

Theo Krashen, việc học ngôn ngữ có ý thức không thể là nguồn gốc của lời nói tự phát. Cách học bằng ý thức sẽ giúp ích cho việc viết lách hơn. Nói cách khác, khi người học xây dựng ngôn ngữ dựa trên ý thức, họ có thể tiếp thu ngôn ngữ bằng cách kiểm tra xem đã đúng ngữ pháp hay chưa. Điều này giúp giảm lỗi trong quá trình học vì người học có thể áp dụng các quy tắc đã học một cách có ý thức vào việc nói hay viết. 

Một cách để áp dụng điều này trong lớp học là để người học chú ý các đặc điểm ngữ pháp trong quá trình Nghe hoặc Đọc văn bản tiếng Anh. Ví dụ: nếu người học được giao nhiệm vụ Nghe về tiểu sử của một người nổi tiếng trên một trang web luyện nghe tiếng Anh chẳng hạn. Giáo viên có thể đưa cho học viên một bản transcript về bài nghe đó và yêu cầu học sinh gạch chân tất cả các ví dụ về thì hiện tại hoàn thành có trong đó. Sau đó, tổ chức một cuộc thảo luận ngắn về lý do vì sao cần phải sử dụng thì hiện tại hoàn thành trong những tình huống này và đưa ra một số câu hỏi để đảm bảo người học hiểu được cách sử dụng ngôn ngữ trong bài nghe. 

Tuy nhiên, Krashen cũng nói rõ rằng: giáo viên nên cung cấp càng nhiều “comprehensible input” cho người nghe càng tốt, không nên chỉ dựa vào những văn bản Nghe hay Đọc đã được phân loại sẵn để dạy cho học viên của mình. 

Ý nghĩa thực tiễn trong nghiên cứu của Krashen đối với lớp học

Từ lý thuyết của Krashen và so sánh những lợi thế của trẻ em có được khi học tiếng Anh so với người lớn, chúng ta có thể rút ra kết luận về những điều kiện nào sẽ tạo nên môi trường học tập ngoại ngữ thành công. 

Đầu tiên là “comprehensible input”. Thứ hai, lớp học phải luôn thoải mái, không căng thẳng, nơi học sinh được khuyến khích thư giãn và tiếp thu ngôn ngữ bằng các trò chơi.

Một ý nghĩa đặc biệt quan trọng của những phát hiện của Krashen là đối với học viên có trình độ thấp hoặc học viên nhỏ tuổi, giáo viên nên chọn lựa tài liệu đầu vào phù hợp cho họ. Hơn nữa, việc học ngữ pháp chỉ nên giảng dạy cho những người có trình độ cao hơn một chút. Cuối cùng, có lẽ là điều quan trọng nhất mà Krashen muốn gửi gắm: các bài học ngoại ngữ không nên chỉ chú trọng ngữ pháp mà nên dựa trên sự trao đổi về mặt ý nghĩa.

Học sinh, đặc biệt là ở cấp độ thấp hơn, nên có nhu cầu thấp hơn để nói, tài liệu và thời gian nói chuyện của giáo viên nên được sửa đổi cho mỗi cấp độ của học sinh. Hơn nữa, hướng dẫn ngữ pháp nên được thực hiện trên cơ sở cần biết và chỉ với những người học lớn tuổi. Cuối cùng, các bài học không nên dựa trên các điểm ngữ pháp, mà là dựa trên sự trao đổi về ý nghĩa.

 

Đăng Ký Nhận Tư Vấn

Đăng Ký

Họ tên học viên(*)
Trường bắt buộc

Tên phụ huynh(*)
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại
Invalid Input

Email(*)
Trường bắt buộc

Nội dung(*)
Trường bắt buộc

Gửi ngay

Liên hệ

LOGOfooter

Trung tâm Anh Ngữ Elis

Địa chỉ : Số 17,Huỳnh Văn Thống,P.Nhơn Bình,Quy Nhơn
Hotline : 0906.503.989 - Email : [email protected]

Facebook

Designed by WebMinhThuan.Com

Đăng Ký Tư Vấn

Liên hệ

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Công ty(*)
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại
Invalid Input

Email(*)
Trường bắt buộc

Nội dung(*)
Trường bắt buộc

Gửi ngay

Đăng Ký

 Học